Tham quan khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu: Dòng sông cổ / KTS Phạm Trung Hiếu

Đặc điểm nổi bật và tính chất đặc biệt nêu trên của khu di tích đã làm cho nó cũng không giống với bất cứ khu di tích khảo cổ học nổi tiếng nào trên thế giới. Những di tích đã xuất lộ cũng còn nhiều vấn đề chưa sáng tỏ và cũng còn những ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu về ý nghĩa, giá trị của chúng. Như vậy đây là khu di tích còn đang trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu lâu dài. Vì thế mọi cách xử lý, mọi sự can thiệp, mọi vấn đề liên quan đều mang tính giai đoạn của một quá trình lâu dài từ nay về sau.

 

Kienviet.net – Sau đồ án “Hành trình ký ức” (VPKT 4 – VNCC, Ban Biên tập nhận được đồ án Dòng sông cổ (KTS Phạm Trung Hiếu). Xin trân trọng giới thiệu cho độc giả quan tâm.

2 (Copy)

Đặc điểm nổi bật và tính chất đặc biệt nêu trên của khu di tích đã làm cho nó cũng không giống với bất cứ khu di tích khảo cổ học nổi tiếng nào trên thế giới. Những di tích đã xuất lộ cũng còn nhiều vấn đề chưa sáng tỏ và cũng còn những ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu về ý nghĩa, giá trị của chúng. Như vậy đây là khu di tích còn đang trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu lâu dài. Vì thế mọi cách xử lý, mọi sự can thiệp, mọi vấn đề liên quan đều mang tính giai đoạn của một quá trình lâu dài từ nay về sau.

Thông tin dự án:

Tên cuộc thi: Bảo tồn và phát huy Khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu
Tên dự án: Dòng sông cổ
Công ty thiết kế: ĐH Hà Nội
Thiết kế: Phạm Trung Hiếu, giảng viên bộ môn Lý luận và bảo tồn di sản Kiến trúc, Xưởng 3 khoa Kiến trúc

Cuộc thi năm: 2014
Ảnh © PTH
Tình trạng: Danh sách 6 đồ án được chọn vào vòng 2. 

Tiếp cận - phân tích
Tiếp cận – phân tích

Mục tiêu bảo tồn

– Bảo tồn lâu dài và lưu truyền cho các thế hệ sau toàn bộ các dấu tích vật chất với đầy đủ các thông tin xác thực nhất

– Bảo quản giữ gìn hiện trạng di tích, di vật ở dạng tốt nhất trong phạm vi có thể, đảm bảo không gián đoạn và có thể tiếp tục quá trình khai quật, nghiên cứu, đánh giá giá trị của khu di tích.]

– Định hình quy mô không gian bảo tồn di tích phù hợp, tương thích với quy hoạch tổng thể khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội và khu vực trung tâm chính trị Ba Đình hiện nay. Đảm bảo một tổng thể hoà nhập, kết nối với Nhà Quốc hội.

– Giới thiệu, trưng bày tối đa các thông tin khảo cổ học giá trị nhất, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, hưởng thụ văn hoá của cộng đồng, phát huy giá trị của di tích trong cuộc sống đương đại.

– Tạo dựng một không gian cảnh quan lịch sử, văn hoá nhưng cũng đáp ứng nhu cầu môi trường cảnh quan xanh, vui chơi giải trí cho cộng đồng. 

Ý tưởng tổng thể

Với những đặc điểm, tính chất của khu di tích, vị trí vai trò của nó trong tổng thể, cũng như mục tiêu và quan điểm đã trình bày ở trên, ý tưởng tổng thể là sẽ tổ chức khu di tích này thành một công viên khảo cổ học (Archaeological Park) nằm trong tổng thể Công viên Lịch sử – Văn hoá Hoàng thành Thăng Long nhằm vừa thực hiện tốt nhất việc bảo tồn các dấu tích khảo cổ học, tạo điều kiện tiếp tục các công việc tiếp theo đối với khu di tích.

Sơ đồ cơ cấu chức năng tổng thể
Sơ đồ cơ cấu chức năng tổng thể

Với ý tưởng này “Dòng sông cổ” đóng vai trò gạch nối trong quy hoạch Cảnh quan giữa Hiện tại và Quá khứ. Chính nó là một hiện vật của thời gian, là ko gian thích hợp để chuyển hóa cảm nhận của khách thăm quan.

Quan điểm thiết kế

Các tiêu chí để chọn vị trí trưng bày tại chỗ:

+  Có các dấu tích có niên đại xa xưa nhất và chuỗi niên đại nhiều lớp kế tiếp nhau.(1)

+  Có các di tích là dấu tích kiến trúc tiêu biểu, quan trọng, có giá trị cao về lịch sử – văn hoá.(2)

+  Có các hiện vật tiêu biểu, giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật cao. (3)

+  Có khả năng tổ chức trưng bày để có tính hệ thống và bộc lộ “chuỗi” lịch sử trên 1300 năm.(4) 

Thiết kế đô thị: Mặt cắt khu A-B và giải pháp công nghệ
Thiết kế đô thị: Mặt cắt khu A-B và giải pháp công nghệ

– Bảo tồn tối đa hiện vật khai quật, bảo tồn nguyên trạng di tích dưới lòng đất,  những khu vực hố KC đã nghiên cứu không nằm trong dây chuyền tham quan sẽ được lấp lại theo quy trình bảo tồn.

Tổ chức không gian có tính liên hệ, liên kết các dấu tích liên hoàn, để có thể bộc lộ, truyền tải đầy đủ thông tin về “chuỗi” lịch sử; thể hiện tính đa dạng, quy mô của các dấu tích khảo cổ đã khai quật, tạo điều kiện tiếp cận đầy đủ, tổng quan nhất đối với di tích nhưng cũng tiết kiệm không gian trưng bày tại chỗ nhất để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho việc hiệu quả cảm nhận di tích và cho các biện pháp bảo vệ, quá trình bảo quản lâu dài.

Mặt bằng khu A-B
Mặt bằng khu A-B

Các khu vực được chọn để tổ chức không gian trưng bày tại chỗ là hố khai quật khu A – khu B, được lựa chọn các điểm tiêu biểu tạo thành chuỗi, và một phần hố khai quật D4 – D6. Hai khu vực này đều đáp ứng được các tiêu chí quan trọng đối với các vị trí cần được bảo tồn  nguyên trạng, đó là:

– Tại các điểm được chọn làm không gian trưng bày tại chỗ, khôi phục lai khung cảnh sống động nhất như lúc mới xuất lộ, cố gắng đưa các hiện vật về đúng vị trí của nó như khi mới khai quật, nhất là các bộ phận kiến trúc. Các hiện vật khác sẽ trưng bày bổ sung ngay trong không gian của kiến trúc có mái che đó để truyền tải thông tin đầy đủ nhất cho người xem: các hố khai quật khảo cổ sẽ là một bảo tàng sống, một sự trưng bày sống động nhất đối với tất cả các dấu tích và hiện vật.

Tại các hố lấp cát những hiện vật gốc kết hợp với các thành phần phục chế sẽ được bảo lưu tại không gian bảo quản bên Hoàng thành và sẽ được trưng bày trong Nhà Bảo tàng đã được quy hoạch trong tương lai – đạt bên Hoàng thành. Vị trí của các hiện vật này sẽ được tái hiện bằng hình thức và chất liệu khác phía trên mặt hố đã lấp cát .

Thiết kế đô thị tiểu khu 2
Thiết kế đô thị tiểu khu 2

Các giải pháp cơ bản

Giải pháp sẽ là sử dụng nhiều hình thức bảo tồn tương ứng với từng vị trí từng đối tượng.  Cụ thể Phương án sẽ sử dụng các hình thức bảo tồn kết hợp trưng bày:

A. Bảo tồn và trưng bày di tích và di vật.

B. Khu quản lý, kỹ thuật, phục vụ.

C. Hệ thống giao thông kết nối.

D. Cảnh quan,  quỹ đất dự trữ khảo cổ.

Sơ đồ dây chuyền tham quan
Sơ đồ dây chuyền tham quan

Bảo tồn và trưng bày di tích và di vật

Tổ chức tuyến giao thông, tuyến tham quan.

– Khu di tích sẽ có 4 lối ra vào ở 4 phía quay ra các đường phố Hoàng Văn Thụ, Hoàng Diệu, Bắc Sơn và Độc Lập. Lối vào chính khu di tích đặt ở góc Đông Nam, tại đây có 01 cổng chính của khu di tích 18 Hoàng Diệu, thuận tiện khi kết nối với luồng khách tham quan từ Hoàng thành sang; lối ra ở phía Bắc (đường Hoàng Văn Thụ); 2 lối phụ ở phía Nam và phía Tây để sử dụng khi cần thiết và dùng làm lối đi kỹ thuật, phục vụ.

– Trục đường bắt đầu từ cổng vào chính chạy vào theo hướng Đông – Tây. Từ đó có 02 tuyến đường nhánh toả ra 2 phía: 01 hướng đến NQH, 01 chạy ngược dòng sông cổ rẽ vào chuỗi các nhà trưng bày.

– Tuyến 1 hướng đến NQH có tính chất kết  nối không gian giữa NQH và khối Nhà tiếp đón, đồng thời là trục tiếp đón các vị đại biểu QH cùng khách mời tham quan di tích.

– Tuyến 2 đi ngược theo dấu tích tuyến sông cổ, với hàm ý ngược dòng thời gian tìm về với nơi hội tụ, kết tinh tinh hoa, bản sắc văn hoá Việt Nam qua bao thăng trầm lịch sử. Chính lòng sông cạn với hai bên bờ sẽ như một lát cắt vào dòng thời gian.

7 (Copy)

– Du khách bắt đầu tuyến tham quan chính  với : “Câu chuyện của dòng sông cổ”. Tuyến tham quan như sau:

“Điểm 1(Hố A20,21): Hệ thống chân tảng theo hàng lối thời Lý, các hiện vật trau chuốt, mềm mại… – nền móng trụ sỏi, chân tảng, địa thu… của một công trình có giá trị kiến trúc hoàn hảo…

      Điểm 2 (Giếng nước thời Trần với kỹ thuật xây gạch nghiêng độc đáo, màu gạch tươi đỏ…)

      Điểm 3 (Hố B3,5,9,10): Thể hiện giá trị nổi bật xuất sắc của khu KCH, dù các lớp văn hoá ở đây có bị xáo trộn, nhưng trên tổng thể vẫn thấy được diễn biến văn hoá nối tiếp nhau liên tục, bắt đầu từ thời Đại La (thế kỷ 7-9), qua thời Đinh – tiền Lê (thế kỷ 10) đến thành Thăng Long thời Lý-Trần- Lê (thế kỷ 11-18), và thời Nguyễn (thế kỷ 19) được thể hiện rõ nét qua các hiện vật… Ngoài ra tại điểm này còn có giếng thời Đại La tiếp nối đến thời Lý, dấu tích bức tường trong Cấm thành chia cách Hoàng gia và các cơ quan quan trọng của triều đình…”

      Điểm 4 (Hố A 3,12): Giữa những dấu tích của các cấu trúc kiến trúc như trụ sỏi hình lục giác, hàng chân tảng chân cột là dấu tích của 01 hồ nước, cho thấy một sự thay đổi hình thái quy hoạch , kiến trúc trong 01 giai đoạn chuyển giao triều đại…

      Điểm 5 (Hố B 2,12,13): Câu chuyện về những chiếc giếng trong khu KCH, có những giếng đã lấp và những giếng được tái sử dụng, cho thấy sự dịch chuyển chức năng và quan điểm tâm linh, phong thủy. Chiếc giếng thời Lê tại điểm này là ví dụ minh họa…

      Điểm 6 (Hố A1): Hệ thống cột đời Trần theo hàng lối với bước cột lớn hơn 8m và nhịp gian hơn 5m chứng tỏ một kiến trúc đồ sộ, hoành tráng, hệ cột này cùng hệ thống với hệ cột ở điểm 4. Khi nhìn qua lát cắt ra bên ngoài qua cửa kính bên sẽ thấy được hệ thống cột được mô phỏng bằng trụ đèn kết nối 2 điểm trưng bày này…

      Điểm 7 (Hố B1,16): Nơi phát hiện 01 công trình kỳ vĩ, quy mô lớn thời Lý, với giả định về chân tảng trung tâm hình chữ thập…

      Tuyến 8: Con đường đi vào trung tâm của khu đất, có trục trùng với con đường xa xưa có độ rộng 13m (kích thước rất lớn so với quy mô đường thời xưa), rất có thể đây là con đường dành cho công trình được phát lộ ở điểm 7.

      Điểm 9: Quảng trường khảo cổ: Không gian nghỉ sau một chặng tham quan đầy ắp thông tin huyền bí nhưng cũng rất thực với những hiện vật chân xác. Tại đây có một không gian tái hiện hiện trường khảo cổ để du khách và đặc biệt là các em nhỏ có thể trải nghiệm công việc Khảo cổ học: Vất vả, tỷ mỷ, khoa học… và niềm vui sướng khi phát lộ những hiện vật có giá trị, đóng góp vào kho tàng văn hóa vô giá của đất nước và nhân loại.

      Điểm 10 (Hố D 4,5,6): Với hệ cột Lý, Trần đan xen, bên cạnh đó là đường gạch lát hoa chanh đẹp mộc mạc đúng phong cách thời Trần…

      Điểm 11 (Hố C4,5,6): Lầu bát giác kích thước lớn tại hố khảo cổ chỉ còn lại hệ móng và chân tảng, được mô phỏng trên lớp đất lấp hố để mọi người có thể hình dung một công trình quan trọng trong tổng thể, đường trụcđi qua tim lầu bát giác là trục đối xứng của hệ trụ sỏi lục giác phía Bắc – Nam trong khu KCH…

      Tuyến 12 : Trên đường trở về Sân tập trung, du khách đi trên tuyến nối từ NQH đến Sân tập trung sẽ đi qua khu trưng bày ngoài trời hệ chân tảng và gạch xây các thời đã được phân loại, quy hoạch theo thời kỳ, các hiện vật này được khai quật tại các hố từ trước và xếp  trước đây, nay được tính toán xếp theo ý đồ tạo hình để du khách tham quan…”

Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan
Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan

Giải pháp tổ chức không gian tổng mặt bằng

Với các giải pháp cơ bản trên, việc tổ chức không gian tổng mặt bằng được giải quyết cụ thể như sau:

Cảnh quan

Với ý tưởng tổng thể là tổ chức địa điểm khảo cổ trở thành một Công viên Khảo cổ học, cảnh quan  sẽ phải là yếu tố quan trọng bổ sung cho kiến trúc, tạo chiều sâu của cảm giác, chuyển hóa từ không khí náo nhiệt của đường phố sang sự thư thái, tĩnh tại, đồng thời có sức cuốn hút khơi dậy ý muốn tìm hiểu, tiếp cận với lịch sử. Ý đồ tổng thể phân thành 02 vùng Công viên – Khảo cổ học – tương ứng với dây chuyền tham quan. Phần phía Nam sẽ được bố trí sân vườn cảnh quan nhiều hơn, phần phía Bắc sẽ phục vụ nhiệm vụ trưng bày tại chỗ. Sự đan xen mảng miếng giữa 02 phân vùng này được dung hòa bởi Quảng trường khảo cổ là một không gian rộng rãi, đa năng nằm ở gần trung tâm khu KC.. Tại những vị trí không có hố khai quật và các hố khai quật đã và sẽ lấp cát, sẽ bố trí thành sân vườn cảnh quan của khu di tích với mục đích tạo cảnh quan tại công viên khảo cổ, đồng thời tạo một không gian sống mới, hữu cơ với công trình kiến trúc mới là Nhà Quốc hội.

Các cây to hiện trạng ở khu vực rìa khu đất sẽ được giữ lại, sẽ chỉ bổ sung các cây to ở các vị trí sát hàng rào, không gian trong khu di tích sẽ tạo các đám cỏ và cây bụi rễ nông(dưới 1m và có mương dẫn rễ) để không ảnh hưởng đến các tầng đất lịch sử.Tại vị trí phía Đông, Nam nhà Quốc hội bố trí một bể cảnh để tạo một biểu cảm đẹp cho khu vực chuyển tiếp từ nhà Quốc hội sang khu di tích.

Thiết kế đô thị: Tiểu khu I & III
Thiết kế đô thị: Tiểu khu I & III

     Các hình thức bảo tồn, trưng bày tại các hố khai quật

       –  Xây dựng 07 không gian trưng bày mái che chọn lọc tại khu A – khu B và hố D4 – D6 sao cho đáp ứng được các tiêu chí (1,2,3,4). Các vị trí tường vây tính toán tránh tuyệt đối các vị trí hiện vật. Các phần còn lại của 02 khu này sẽ lấp cát theo quy trình bảo tồn, đánh dấu vị trí trên mặt đất, tái hiện vị trí dấu tích kiến trúc bằng bồn cây bụi hình dáng mô phỏng chân tảng và trụ đèn phía trên hố, chỉ dẫn các thông tin về hố khai quật.

Giải pháp không gian kiến trúc, cảnh quan, kỹ thuật – công nghệ

Nhà trưng bày tại chỗ: 07 đơn nguyên.

“Tính chất đặc biệt ở đây chính là sự tập trung, tiêu biểu cho chuỗi lịch sử khoảng 1300 năm hình thành, phát triển Thăng Long – Hà Nội. Các khối trưng bày ngập sâu trong lòng đất, nhô lên cao nhất 5m theo quy định về độ cao. Dựa vào những “lát cắt thời gian” là những khối hộp cô đọng dẫn vào lòng những điểm khảo cổ đã được lựa chọn nêu bật giá trị “chuỗi lịch sử”, mái của đơn nguyên dốc vát xuống để mái nhà trưng bày đồng thời là sân cảnh quan của khu KCH. Không gian nội thất của các không gian trưng bày không quá lớn, từ 400m2-800m2, kích thước từ hành lang tham quan đến hiện vật xa nhất 10m, điều này khiến việc quan sát hiện vật được tốt nhất. Hình khối đơn giản, tối đa để tập trung tối đa sự chú ý vào hiện vật.

21 (Copy)

Các lát cắt hình khối hộp vuông góc với trục dòng sông cổ, không gian cao trên tuyến bằng kính cường lực, đi tạo sự thoải mái cho người tham quan, mái vát dốc hướng tầm nhìn vào hiện vật trên nền khảo cổ, vào lát cắt in trên các bức vách có ghi chú rõ ràng mốc  niên đại. Các hiện vật được đặt trên giá đỡ tương ứng cao độ phát lộ. Hệ đèn âm trần chiếu thẳng hệ chân tảng tạo thành hệ cột ánh sáng giúp người xem tương tác tốt với hiện vật, vừa thật, vừa gợi sẽ kích thích trí tưởng tượng tạo hứng thú như đối diện với vật thể sống động, hệ thống chiếu sáng 3D sẽ chiếu để tạo phối cảnh giả lập các hàng cột phía sau bức vách in hình trên lát cắt. Cảm thấy chưa hình dung được chính xác toàn cảnh, người xem có thể kiểm chứng bằng hệ đèn cây chiếu sáng trên mái nhà trưng bày có cùng tọa độ với hệ cột hiện vật, bằng góc nhìn đã được tính toán cuối đường thăm quan. Góc nhìn này cũng đưa người xem vào tâm trạng 13 thế kỷ qua một gạch chéo của mái dốc: bên dưới là lịch sử nghìn năm với những hiện vật cổ kính và trên kia là hiện tại tươi trẻ với những dân cư đang nghỉ ngơi trong không gian Xanh.

Thiết kế đô thị: tiểu khu 2 - ý tưởng trưng bày
Thiết kế đô thị: tiểu khu 2 – ý tưởng trưng bày

Phương án bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu đó đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ và định hướng phát triển trong hiện tại và tương lai. Phương án đó nghiên cứu đề xuất tính chất công trình là Công viên Khảo cổ trong tổng thể Công viên Lịch sử – Văn hóa Hoàng thành Thăng Long. Đồng thời cũng đưa ra các giải pháp Bảo tồn, bảo quản, kiến trúc, kết cấu, công nghệ… để khách thăm quan có thể trải nghiệm các hiện vật vụ giỏ trong những Lát cắt Thời gian.

Truy cập để xem nhiều hơn tại NhaDatSo.com – Mạng Nhà Đất Số 1 Việt Nam
Hotline: (08) 6262.3838 / (08) 2266.3838 / (08) 2268.3838

mua ban nha dat so

Cùng Danh Mục

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Hotline 24H Mua Hang Online